Nhận định, soi kèo Ulsan HD FC vs FC Seoul, 12h00 ngày 5/4: Rơi điểm sân nhà

Giải trí 2025-04-08 16:57:54 7
ậnđịnhsoikèoUlsanHDFCvsFCSeoulhngàyRơiđiểmsânnhàltđ ngoại hạng anh   Hồng Quân - 04/04/2025 16:01  Hàn Quốc
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/%C2%A0%C2%A0%20H%C6%B0%20V%C3%A2n%20-%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%2024/10/2023%2004:40%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%C2%A0Nh%E1%BA%ADn%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20gi%E1%BA%A3i%20kh%C3%A1c
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo West Ham vs Bournemouth, 21h00 ngày 5/4: Khách tự tin

e97dudgbj6q9psr124awlg4xjx49a8wr.jpg
Hệ thống GraphCast ứng dụng AI của Google được kỳ vọng sẽ cách mạng hóa ngành khí tượng học.

Vào tháng 9/2023, GraphCast dự đoán cơn bão Lee sẽ đổ bộ vào bờ biển Nova Scotia (Canada) trước khi sự kiện xảy ra 9 ngày, trong khi các công cụ dự báo khí tượng truyền thống chỉ dự đoán trước 6 ngày. Ngoài ra, chúng tỏ ra kém chính xác hơn về thời gian và địa điểm đổ bộ.

Nghiên cứu cho thấy: “GraphCast có thể dự đoán hàng trăm biến số thời tiết trong 10 ngày trên toàn thế giới trong vòng chưa đầy một phút”.

Mô hình GraphCast kết hợp các thuật toán học máy và “mạng lưới thần kinh đồ thị” (GNN) - một kiến trúc xử lý dữ liệu có cấu trúc không gian.

Hệ thống được đào tạo bằng dữ liệu khí tượng do ECMWF lưu trữ trong hơn 40 năm. GNN cho phép tạo dự báo nhanh chóng bằng cách sử dụng tài nguyên máy tính tối thiểu.

Nhiệm vụ chính của GraphCast là dự đoán sự tương tác giữa các điều kiện khí quyển tại các địa điểm khác nhau trên toàn cầu.

Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ đáng kể của Google DeepMind, dự báo thời tiết vẫn là một nhiệm vụ đầy thách thức.

Hệ thống GraphCast vẫn chưa có khả năng cung cấp các thông tin phức tạp, rất quan trọng để dự báo các sự kiện thời tiết như bão.

Đồng thời, trong khi các mô hình dự báo truyền thống có khả năng thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, thì các mô hình AI được đào tạo dựa trên dữ liệu lịch sử vẫn gặp khó khăn khi điều kiện khí hậu thay đổi.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu DeepMind bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng phát triển của mô hình với các loại hệ thống thời tiết khác nhau. Phiên bản thử nghiệm của GraphCast hiện có sẵn trên trang web của ECMWF.

(theo Infocity)

Trí tuệ nhân tạo khởi động kỷ nguyên mới của y học chính xác

Trí tuệ nhân tạo khởi động kỷ nguyên mới của y học chính xác

Với khả năng phân tích lượng dữ liệu khổng lồ và phát hiện các mẫu mà mắt người không thể nhìn thấy, trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cách chẩn đoán và phân loại bệnh.">

Ứng dụng AI, GraphCast dự báo thời tiết sớm 10 ngày chính xác nhất thế giới

Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu đang rơi vào khủng hoảng. Ảnh: Reuters.

Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - đang bước vào năm thứ 2 không tăng trưởng. Nước này đã ghi nhận mức tăng trưởng 0,1% trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 9, nhưng dự báo tiếp tục suy giảm trong cả năm.

Các nhà kinh tế dự đoán rằng Đức sẽ khó quay trở lại đà tăng trưởng vào năm 2025 nếu chính phủ mới không thực hiện các thay đổi đáng kể một cách nhanh chóng, theo The New York Times.

Liên minh 3 đảng cầm quyền do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo đã trải qua một năm bất đồng quan điểm về các vấn đề năng lượng, nhập cư trước khi sụp đổ vào tháng 11. Cuộc bầu cử sớm vào ngày 23/2/2025 tới đây có thể xác định một chính phủ mới với cơ hội xoay chuyển tình thế.

Giá năng lượng cao, bộ máy quan liêu phức tạp, cơ sở hạ tầng công cộng cũ kỹ và những diễn biến địa chính trị đã làm suy yếu nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

kinh te duc anh 1

GDP của Đức tính đến quý III/2024 và dự báo năm 2025. Biểu đồ: Bloomberg.

Cái giá của sự bất ổn chính trị

Các công ty công nghiệp Đức đã chứng kiến sản lượng giảm hơn 12% kể từ năm 2018. Nhiều doanh nghiệp cho rằng nguyên nhân chính là do thiếu các tín hiệu rõ ràng từ Berlin về định hướng đầu tư.

Quyết định đột ngột chấm dứt trợ cấp cho xe điện vào cuối năm ngoái nhằm giảm chi ngân sách là một ví dụ điển hình. Điều này đã khiến các nhà sản xuất ôtô Đức, vốn đang đẩy mạnh sản xuất xe điện, đối mặt với sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu tiêu dùng.

Hệ quả là hàng loạt việc làm bị cắt giảm trong ngành công nghiệp ôtô Đức. Bosch - nhà cung cấp ôtô lớn nhất nước Đức đã thông báo kế hoạch cắt giảm 5.500 nhân sự từ năm 2027, với 2/3 các vị trí là tại Đức. Tương tự, Ford Motor cũng đã thông báo sẽ cắt giảm 4.000 việc làm ở châu Âu, phần lớn là ở Đức.

Volkswagen đã cắt giảm lương công nhân và đe dọa đóng cửa 3 trong số 10 nhà máy tại Đức. Nhà sản xuất xe hơi này cũng đang triển khai chương trình tái cấu trúc lớn, dẫn đến các cuộc đình công quy mô lớn của công nhân bắt đầu từ tháng 12.

Về năng lượng, sau khi mất nguồn cung khí đốt từ Nga vào năm 2022 do xung đột ở Ukraine, chính phủ Đức chuyển sang nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Dù điều này vẫn giữ ấm cho các hộ gia đình và đảm bảo dự trữ năng lượng, nó cũng làm giá năng lượng tại quốc gia này tăng 40% so với năm trước đó.

Bất chấp xu hướng này, Đức vẫn quyết định đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng, khiến các doanh nghiệp khó dự đoán chi phí năng lượng và lập kế hoạch đầu tư dài hạn.

kinh te duc anh 2

Chính sách thiếu nhất quán và sự bất ổn từ chính phủ do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo góp phần làm suy giảm khả năng cạnh tranh của kinh tế Đức. Ảnh: Reuters.

Những chính sách thiếu nhất quán này đã tạo ra sự bất ổn lớn, làm giảm lòng tin và sự lạc quan trong giới công nghiệp Đức. Theo khảo sát của Viện Ifo tại Munich, tâm lý bi quan đang ở mức kỷ lục.

Stefan Sauer, một nhà nghiên cứu kinh tế, nhận xét: “Sự thiếu rõ ràng từ chính phủ là nguyên nhân lớn gây bất ổn và suy giảm khả năng cạnh tranh của kinh tế Đức”.

Trước tình hình này, các nhà kinh tế cảnh báo Đức cần phải thay đổi chính sách thuế và phúc lợi, cũng như giảm bớt quy định và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng. “Nếu không có những thay đổi chính sách lớn, tiềm năng tăng trưởng dài hạn của kinh tế Đức là cực kỳ hạn chế”, Salomon Fiedler, một nhà kinh tế tại ngân hàng tư nhân Berenberg cảnh báo.

Khủng hoảng trong lĩnh vực công nghiệp

Tâm điểm của các vấn đề kinh tế Đức đang gặp phải chính là ngành công nghiệp từng rất hùng mạnh nay đang suy yếu. Theo số liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Đức (BDI), sản lượng ngành này dự báo giảm 3% năm nay, đánh dấu năm suy giảm thứ 3 liên tiếp.

Đối mặt với giá năng lượng tăng cao, các quy định nghiêm ngặt về môi trường cùng sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Trung Quốc, các công ty công nghiệp Đức từng chiếm lĩnh các lĩnh vực như ôtô, máy móc, sắt thép giờ đây phải cắt giảm chi phí, tái cấu trúc để tồn tại.

“Ngành công nghiệp Đức đang chịu áp lực khủng khiếp”, Tanja Gönner, Giám đốc điều hành của BDI, nói và nhấn mạnh: “Không có triển vọng hồi phục vào năm 2025”.

Trong tháng 11, nhà sản xuất thép lớn nhất nước Đức - ThyssenKrupp - đã buộc phải giảm giá trị tài sản của bộ phận kinh doanh thép xuống 1 tỷ euro (khoảng 1,04 tỷ USD) sau khi công bố khoản lỗ ròng hàng năm ở mức 1,4 tỷ euro (1,47 tỷ USD). Công ty này đã vật lộn trong nhiều năm để khử carbon trong quá trình sản xuất thép, trong khi chi phí vận hành các nhà máy luyện cốc hiện tại tăng vọt.

kinh te duc anh 3

Ford đã thông báo sẽ cắt giảm 4.000 việc làm ở châu Âu, phần lớn là ở Đức. Ảnh: Reuters.

Bên cạnh các tập đoàn công nghiệp lớn, nền kinh tế Đức cũng phụ thuộc vào sự đổi mới và chuyên môn. Tuy nhiên, trong một thế giới ngày càng số hóa, Đức đang thiếu các start-up mới, những công ty có thể thúc đẩy thế hệ tăng trưởng tiếp theo.

Chính phủ Đức vẫn có các khoản tài trợ để hỗ trợ doanh nhân khởi nghiệp nhưng khi cần mở rộng quy mô, nhiều doanh nghiệp lại chuyển sang Mỹ - nơi có nguồn vốn mạo hiểm dồi dào hơn và thuế suất thấp hơn.

Danyal Bayaz, Bộ trưởng Tài chính bang Baden-Württemberg đã bày tỏ sự thất vọng khi phát biểu tại Hội nghị Đức - Mỹ ở Harvard: “Vấn đề chính của chúng ta không phải là những gì đang xảy ra với ThyssenKrupp mà là tại sao start-up thành công cuối cùng của Đức đã cách đây 50 năm”.

Thay đổi quan hệ thương mại và rủi ro thuế quan từ ông Trump

Không chỉ những vấn đề nội tại, những rủi ro thương mại toàn cầu cũng đang đè nặng lên đôi vai nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Đức là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, nổi tiếng với các sản phẩm ôtô, hóa chất và máy móc. Tuy nhiên, cả 3 lĩnh vực này đang gặp khó khăn khi những biến động địa chính trị và sự thay đổi chuỗi cung ứng trong những năm gần đây làm gián đoạn hoạt động thương mại toàn cầu.

The Economistdẫn nhận xét của Pictet Wealth Management cho biết sự thay đổi trong mối quan hệ thương mại của Đức với Trung Quốc đã góp phần ảnh hưởng tới nền kinh tế nước này.

Trong những năm 2010, tăng trưởng của 2 nước này đóng vai trò bổ sung cho nhau. Đức bán ôtô, hóa chất và máy móc cho Trung Quốc và ngược lại mua hàng tiêu dùng, hàng hóa đầu vào trung gian như pin, linh kiện điện tử của quốc gia châu Á.

Hiện nay, xuất khẩu từ Đức sang Trung Quốc đã suy giảm mạnh khi đất nước tỷ dân có thể tự sản xuất phần lớn mặt hàng họ từng phải nhập khẩu. Thậm chí với một số sản phẩm, Trung Quốc đã trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu, không chỉ trong mặt hàng chủ lực cũ của Đức là ôtô.

Năm ngoái, Mỹ đã vượt Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức, với giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ đạt 157,9 tỷ euro (164,3 tỷ USD). Tuy nhiên, việc Tổng thống đắc cử Donald Trump cam kết áp đặt thuế quan trên diện rộng dự báo gây thêm tổn thất cho kinh tế Đức.

kinh te duc anh 4

Một nhà máy Volkswagen tại Chattanooga (Mỹ). Các nhà máy này có thể bị ảnh hưởng bởi các chính sách thuế và cắt giảm đạo luật mới của ông Trump. Ảnh: Volkswagen.

Nhiều hãng xe hơi Đức như BMW, Mercedes-Benz, Volkswagen và hàng chục nhà cung cấp linh kiện ôtô khác, các công ty hóa chất, dược phẩm hàng đầu đã đầu tư lớn vào thị trường Mỹ nhờ giá năng lượng thấp và chính sách ưu đãi từ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA).

Tuy nhiên, những công ty này cũng xuất khẩu các mặt hàng từ nhà máy tại Mỹ và có thể chịu ảnh hưởng nếu ông Trump hủy bỏ các ưu đãi thuế này. Khả năng xảy ra chiến tranh thương mại cũng sẽ khiến các doanh nghiệp này chịu thiệt hại nặng nề.

Ngoài ra, ông Trump từng nhiều lần chỉ trích thặng dư thương mại của Đức với Mỹ, vốn đạt 63,3 tỷ euro vào năm 2023. Điều này có thể trở thành vấn đề lớn trong nhiệm kỳ mới của ông Trump.

Theo Carsten Brzeski, nhà kinh tế tại ING Bank, chính sách kinh tế của Mỹ, từ áp thuế quan bổ sung với hàng nhập khẩu vào Mỹ đến cắt giảm thuế cho doanh nghiệp nội địa đều khó mang lại lợi ích cho Đức. Thay vào đó, những thay đổi này có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Đức trên trường quốc tế.

Hơn 120.000 công nhân Volkswagen đình công

Hơn 120.000 nhân viên tại các nhà máy của Volkswagen đã tổ chức đình công diện rộng khi "gã khổng lồ" ngành ôtô Đức cho biết cần tái cấu trúc và giảm năng lực sản xuất.

">

Vì sao nền kinh tế lớn nhất châu Âu rơi vào khủng hoảng?

Nhận định, soi kèo Gimcheon Sangmu vs Daegu FC, 14h30 ngày 5/4: Tụt dốc không phanh

Trung Quốc dự kiến nới lỏng chính sách tiền tệ sau hơn một thập kỷ. Ảnh: Reuters.

TheoXinhua, ngày 9/12, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải - đánh dấu lần nới lỏng chính sách tiền tệ đầu tiên của nước này kể từ năm 2010. Đồng thời, các lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng cam kết áp dụng các biện pháp tài khóa chủ động hơn vào năm tới nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Các thông tin này được đưa ra trong báo cáo chính thức từ cuộc họp chính sách quan trọng xác định các ưu tiên kinh tế sắp tới.

Bộ Chính trị Trung Quốc gồm 24 thành viên, đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ tập trung vào mở rộng nhu cầu nội địa và kích thích tiêu dùng, ổn định thị trường nhà ở và thị trường chứng khoán, đồng thời tăng cường “điều chỉnh phản chu kỳ phi truyền thống” - tức đưa ra các điều chỉnh ngược lại chu kỳ để giải quyết thách thức ngắn hạn.

Theo Xinhua, các nhà chức trách cần tuân thủ nguyên tắc “tiến bộ trong ổn định” trong năm 2025.

Những tuyên bố này được đưa ra trước thềm Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thường niên dự kiến diễn ra ngày 11-12/12, nơi sẽ đề ra các mục tiêu và định hướng chính sách quan trọng cho năm sau của Bắc Kinh.

“Cách diễn đạt trong tuyên bố của cuộc họp Bộ Chính trị chưa từng có trước đây”, ông Zhaopeng Xing, chiến lược gia cấp cao tại Ngân hàng ANZ nhận định.

Ông Xing cho rằng thông báo trên là dấu hiệu về một kế hoạch kích thích tài chính mạnh mẽ, một đợt cắt giảm lãi suất lớn và mua vào tài sản năm tới. Giọng điệu chính sách này thể hiện sự tự tin mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc trước những lời đe dọa về khả năng áp thuế quan từ Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Sau thông tin từ cuộc họp, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng mạnh với chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 2,8% lên mức cao nhất 1 tháng. Trái phiếu chính phủ Trung Quốc cũng ghi nhận đà phục hồi tích cực.

Kinh tế Trung Quốc đã có dấu hiệu ổn định trong những tháng gần đây sau khi chính quyền triển khai gói kích thích lớn từ cuối tháng 9. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã triển khai các biện pháp nới lỏng mạnh mẽ nhất kể từ sau đại dịch, bao gồm cắt giảm lãi suất và bơm 1.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 140 tỷ USD) vào hệ thống tài chính.

Mặc dù Trung Quốc có khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng 5% năm nay, việc duy trì tốc độ này vào năm 2025 sẽ là thách thức lớn. Nguy cơ thuế quan từ Mỹ làm giảm triển vọng xuất khẩu, đồng thời gia tăng áp lực lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhằm chống đỡ các cú sốc từ một cuộc chiến thương mại tiềm tàng.

Tại một hội nghị vào ngày 6/12, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi chuẩn bị đầy đủ để đạt được các mục tiêu kinh tế năm 2025, đồng thời thừa nhận rằng phát triển kinh tế hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức.

PBoC có 5 lập trường chính sách bao gồm nới lỏng, nới lỏng vừa phải, thận trọng, thắt chặt vừa phải và thắt chặt.

chinh sach tien te anh 1

Định hướng chính sách tiền tệ của Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua. Nguồn: Bloomberg.

Dù đã trải qua nhiều chu kỳ thắt chặt và nới lỏng chính sách tiền tệ những năm gần đây, Trung Quốc vẫn duy trì định hướng “thận trọng” từ năm 2011. Trước đó, chính quyền đã chuyển từ chính sách “nới lỏng vừa phải” áp dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để kiềm chế lạm phát tăng cao.

Theo Bloomberg, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ lần này phản ánh nhu cầu cấp bách tăng cường nới lỏng sau khi kinh tế hậu đại dịch không đạt kỳ vọng. PBoC đã cắt giảm lãi suất và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhiều lần nhưng việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vẫn gặp khó khăn.

“Các công cụ chính sách bổ sung được kỳ vọng cải thiện đáng kể về khối lượng, chất lượng và hiệu quả”, ông Bruce Pang, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Jones Lang LaSalle, nhận xét.

Trung Quốc tăng tốc giải ngân gần 140 tỷ USD trái phiếu siêu dài hạn

Trung Quốc đang đẩy mạnh giải ngân trái phiếu kho bạc đặc biệt siêu dài hạn nhằm thực hiện các chiến lược quốc gia quan trọng trong những lĩnh vực then chốt.

">

Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ sau hơn một thập kỷ

{keywords}
GS Huỳnh Văn Sơn

Sau đây là bài viết của GS.TS Huỳnh Văn Sơn, xin trân trọng giới thiệu với độc giả:

Ngày 25/9/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Nghị định 116 bước đầu đã thúc đẩy việc tuyển sinh ngành sư phạm trong năm 2021 có nhiều tín hiệu tích cực khi số lượng và cả chất lượng đầu vào của sinh viên khá khả quan.

Một trong những chủ thể quan trọng của đặt hàng đó chính là địa phương, ngành giáo dục và đào tạo các tỉnh thành. Vấn đề này cần được giải quyết một cách thấu đáo từ các cơ sở thực tiễn trong đó dữ liệu lớn, dự báo là điều rất quan trọng.

Nghị định 116 ra đời trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam. Đầu tiên, với mục tiêu: Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng các địa phương thông qua cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu đào tạo sinh viên sư phạm gắn với trách nhiệm của các địa phương trong đào tạo và bố trí, sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp; Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước thông qua việc cấp đúng đối tượng, đảm bảo mục tiêu hỗ trợ cho sinh viên sư phạm làm đúng ngành sư phạm; Xây dựng mức hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm hợp lý bảo đảm đủ tiền đóng học phí và cơ bản đủ chi trả chi phí sinh hoạt tối thiểu để sinh viên yên tâm theo học; Thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội, thúc đẩy việc tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo giáo viên có thể khẳng định rằng nghị định có những cải tiến đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục và đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cũng như hướng đến các yêu cầu chung của việc khai thác, sử dụng lao động và nhất là đầu tư có hiệu quả, sử dụng lâu dài. Trong khi nhiều nghiên cứu vẫn loay hoay với các vấn đề về thừa thiếu cục bộ giáo viên, việc thu hồi kinh phí nếu sinh viên thụ hưởng đầu tư nhà nước theo chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm, vấn đề quản lý dữ liệu và khai thác, tuyển dụng thì nghị định 116 đã phần nào làm rõ cơ chế và sự phối hợp giữa các bên liên quan.

Nghị định với nhiều quy định mới, có ý nghĩa lớn, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên mong muốn được học tập và cống hiến trong ngành giáo dục. Việc triển khai thực hiện Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm cần nhìn nhận nhiều chiều nhưng cần khẳng định rằng nghị định 116 đã tạo ra một cái nhìn toàn cục và hệ thống từ việc đầu tư và khai thác nhân lực.

Lẽ nhiên, cũng từ đây, việc phối hợp đặt hàng của địa phương với các cơ sở đào tạo giáo viên cần được xem xét và tiến hành sao cho hiệu quả. Nỗi lo của nhiều địa phương về vấn đề này cũng cần được tháo gỡ từ những tương tác mang tính tầm nhìn và cả các phát sinh trong quá trình đặt hàng.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thúy Nga

Thứ nhất, việc rà soát và đảm bảo dữ liệu giáo viên của ngành giáo dục và đào tạo của từng địa phương là rất quan trọng. Việc rà soát này phải dựa trên nền tảng của các dữ liệu được chuẩn hóa nhất là phải đảm bảo các yêu cầu của dữ liệu lớn. Trong đó, đơn vị hay nhân sự phụ trách cần được tính toán một cách dài hạn để cập nhật dữ liệu này. Ngoài ra, việc đảm bảo phải đáp ứng các yêu cầu dự báo với các diễn tiến và các tác động từ môi trường là điều cần được chú trọng như: tỉ lệ sinh và trẻ em đến trường, đi học; tỉ lệ di cư tự do, số giáo viên không tiếp tục theo ngành, số giáo viên về hưu hàng năm… Đó là chưa kể định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như đầu tư trọng điểm về giáo dục cũng cần được xem xét bởi đây là các cơ sở để đảm bảo việc đặt hàng sao cho thật hiệu quả.

Thứ nữa, hàng năm việc đặt hàng từng nhóm ngành cũng phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Thực tế cho thấy hiện nay vẫn còn khá nhiều cơ sở đào tạo khác nhau và việc xem xét lựa chọn các cơ sở đào tạo giáo viên đặt hàng quả không phải đơn giản. Bởi, người học và cơ sở đào tạo và người đặt hàng phải cùng đồng thuận; việc đặt hàng phải đúng đối tượng mong đợi; việc đặt hàng phải được phối kết hợp một cách hiệu quả, thuận lợi… Những áp lực phát sinh không phải đơn giản có thể đề cập như: nhu cầu đặt hàng ở tỉnh có nhưng số sinh viên ngành đó không có đủ hay không muốn chọn chế độ đặt hàng; cơ sở đào tạo đặt hàng không còn nhiều chỉ tiêu ngành tuyển do có nhiều cơ sở đặt hàng cùng một lúc… Cũng không thể không kể đến áp lực từ phía các cơ sở giáo dục hay cơ sở đào tạo giáo viên địa phương với một số ngành đào tạo vẫn còn tuyển nhưng sự hài lòng của người đặt hàng chưa cao, vẫn phải nỗ lực và cố gắng duy trì khi cùng một địa bàn, tỉnh thành. Hoặc một vấn đề phát sinh không kém phần quan trọng đó là suốt lộ trình đặt hàng, các hành động của cơ sở giáo dục sẽ đồng hành thế nào để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của địa phương nhất là tầm nhìn, mong đợi lý tưởng về sự phát triển giáo dục, vấn đề giáo dục địa phương…

Bên cạnh đó, việc đảm bảo dữ liệu hàng năm, cập nhật thường xuyên và liên tục để hệ thống hóa dữ liệu và khai thác dữ liệu theo các biến động là điều rất quan trọng. Để có thể đối sánh dữ liệu giữa nhu cầu thực tiễn và dự báo với số liệu đặt hàng và sự biến động liên tục hàng năm theo một chu trình quả không phải là đơn giản. Cụ thể nhân sự được giao việc này phải thường xuyên theo dõi từng học kỳ, từng năm về số giáo viên ở ngành, số đặt hàng theo một biên độ 4 năm – khi sinh viên phải học 4 năm… Thế nhưng không phải sinh viên nào cũng tốt nghiệp đúng hạn mà quy chế đào tạo cho phép sinh viên có thể kéo nhiều hơn thế trong khoảng hơn 4 năm đến 8 năm. Đương nhiên, các quy định về kinh phí đầu tư rất rõ ràng nhưng sự biến động về dữ liệu này quả không phải giản đơn khi cung cầu hay sự đáp ứng vẫn còn là thách thức… Chỉ khi quản lý dữ liệu lớn với sự hỗ trợ của công nghệ và phần mềm mới có thể đảm bảo thực thi các yêu cầu trên sao cho thật hiệu quả…

Tác động của Nghi định 116 đối với công tác tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên rất rõ và từ cái nhìn của cơ sở đào tạo hay địa phương đều cho thấy một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm: Mô thức phối hợp với các bên liên quan trọng việc thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên; Kinh nghiệm triển khai cho sinh viên đăng ký các nguyện vọng hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 116 ở địa phương và cơ sở đào tạo; Đối sánh về chính sách hiện hành và Nghị định 116 đối với sinh viên các ngành đào tạo giáo viên; Công tác tổ chức đào tạo đảm bảo tiến độ theo chương trình đào tạo, quy định thời hạn hỗ trợ của chính sách theo Nghị định 116… là những thách thức cần tiếp tục thực hiện.

Kinh nghiệm trong việc rà soát định hướng công tác tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên của mỗi trường, cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ người học với các giải pháp cụ thể, cũng như xác định trách nhiệm của Nhà trường trong mối quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo giáo viên với các địa phương theo vùng, khu vực là trách nhiệm của đôi bên nhất là người đặt hàng và người nhận đặt hàng. Vấn đề này cần được tiếp tục cải tiến và điều chỉnh, hoàn thiện. Trong mùa tuyển sinh mới, các địa phương cần chuẩn bị và chủ động nhất là có những tương tác tích cực cũng như kết nối với các cơ sở đào tạo giáo viên nếu muốn việc đào tạo giáo viên hiệu quả và thiết thực hơn theo nghị định 116.
 
GS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội: 'Hãy hiểu đúng lao động của nhà giáo'

Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội: 'Hãy hiểu đúng lao động của nhà giáo'

Sáng 18/11, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập trường (11/10/1951-11/10/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2.

">

Hiệu trưởng sư phạm nói gì về đào tạo giáo viên từ năm 2020

友情链接